top of page

Career Library

SAI LẦM CỦA MÌNH LÀ KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG TÌM VIỆC TỪ SỚM

"Và mình đã phải tăng tốc gấp đôi để năm 3 có được vị trí thực tập tại Bank of America (kỳ Hè 2022) và United Parcel Service (kỳ Xuân 2023)" - Hãy cùng lắng nghe chia vẻ của bạn Vân Anh, incoming Global Technology Analyst tại Bank of America.



"Xin chào các bạn, mình là Vân Anh, hiện đang là sinh viên năm 3 tại Drexel University, chuyên ngành Business Analytics. Sắp tới mình sẽ trở thành intern cho vị trí Global Technology Analyst tại Bank of America. Nghe đến chuyên ngành Business Analytics chắc nhiều bạn nghĩ mình sẽ dễ dàng kiếm được cơ hội việc làm ở Mỹ phải không? Nhưng sự thật là để có được chiếc offer vào năm 3 này mình đã “trầy trật” một thời gian khá dài và gấp rút chỉ vì năm 1, năm 2 “đã trót ham chơi”


Khi mới qua Mỹ học Đại học, mẹ mình từng hỏi mình có muốn bắt đầu xác định nghề nghiệp cho tương lai hay chưa, nhưng lúc đó mình thấy chưa cần vì tính xa quá (giờ hối hận ghê). Hơn nữa mình thấy các sinh viên còn có nhà trường hỗ trợ nên chẳng phải lo quá nhiều. Mãi đến cuối năm 2 , mình mới bàng hoàng nhận ra kỹ năng của mình chưa đủ vững để ứng tuyển vào việc làm ở Mỹ bởi vì:

  • Resume của mình chưa đủ tốt để apply

  • Kỹ năng phỏng vấn còn thiếu tự tin, ngập ngừng và chưa biết cách làm nổi bật bản thân

  • Trung tâm tư vấn hướng nghiệp ở trường cũng chỉ giúp được một phần thôi chứ không thể đồng hành cùng mình sâu được


Thế là lúc này mình mới thật sự suy nghĩ nghiêm túc để chuẩn bị hành trang tìm việc. Nếu để mình kể lại hành trình đau khổ đó chắc phải cả bài essay dài hoảng loạn mới đủ, nên ở đây mình chỉ đúc kết cho mọi người 3 bài học xương máu (và nước mắt) như sau:


#1. Lo lắng không giúp mình đạt được mục tiêu, cần có kế hoạch hành động cụ thể ⏳


du học sinh Việt tại Mỹ
Lo lắng không giúp mình tìm được việc, cần có kế hoạch hành động cụ thể

Khi đó mình chuẩn bị vào năm 4 mà mọi thứ còn rất mơ hồ, thời gian không còn nhiều nên mình rất hoang mang. Mẹ mình thì khá tâm lý và hay tâm sự với mình, đợt đó, biết mình đang loay hoay tìm hướng đi thì mẹ có gợi ý cho mình tìm hiểu về chương trình đào tạo kỹ năng tìm việc của CPI. Sau đó, mình cũng có biết nhiều anh chị cựu sinh viên trường mình đã từng theo học ở đây và land job thành công. Nhưng rồi mình suy nghĩ khá nhiều về kết quả, liệu nó có xứng đáng với thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra hay không, mình bị “ngợp” bởi hoàn cảnh bất lợi dành cho sinh viên trên thị trường Mỹ, dịch bệnh Covid, và gần đây nhất là ảnh hưởng của kinh tế khó khăn… Ấy vậy, nếu mình cứ đứng im mà lo lắng mãi thì mình vẫn chỉ giậm chân tại chỗ thôi. Khi nghĩ đến đây, mình chọn giải quyết vấn đề về tâm lý và dành nhiều thời gian hơn vào việc học tập và rèn luyện.


Bên cạnh kiến thức ở trường, mình bắt đầu học thêm với mentor và mở rộng kiến thức mới. Vẫn là ngôn ngữ SQL, Python nhưng mình sẽ áp dụng chúng vào project thực tế chứ không chỉ là trên lý thuyết. Mình cũng học cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay công ty bằng điểm mạnh của bản thân - một trong những điều mà nhà trường chưa dạy cho mình.


#2. Thất bại chưa phải chấm hết, kết thúc chỉ xảy ra khi mình bỏ cuộc 🥹

Sau quá trình học thì mình cũng đến lúc phải apply job, nhưng các bạn cũng đoán được rồi đó. Cuộc đời gian khổ của mình lại tiếp tục. Sau khi apply thì đương nhiên sẽ có những job mình bị từ chối dẫn đến bị “sốc tâm lý". Ở trường mình cũng có 1 hệ thống coop khá lớn và mình cũng từng thử interview nhưng gặp thất bại nhiều lần. Trải nghiệm ấy đã hình thành một nỗi lo sợ trong mình mỗi khi chuẩn bị phỏng vấn sau này.


Điểm tích cực là dù buồn nhưng không thể phủ nhận rằng: mỗi lần apply thì mình đều học được gì đó. Sau khi nhận ra điều này, mỗi buổi phỏng vấn sau đó mình đều record lại những video phỏng vấn, sau đó phân tích rõ điểm mạnh, điểm thiếu sót so với nhu cầu tuyển dụng của công ty. Hành động này đã giúp mình tạm phân tán khỏi nỗi buồn để tiến lên khắc phục yếu điểm.


#3. Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng để đi đường dài 🌱


du học sinh Việt tại Mỹ
Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng để đi đường dài

Mình hoàn toàn hiểu được tâm lý của những bạn mới bắt đầu ứng tuyển, có thể các bạn sẽ cảm thấy stress, peer pressure (áp lực đồng trang lứa)… Đó là những điều rất bình thường, mình cũng vậy mà. Ai cũng sẽ phải trải qua những cảm giác đó. Nếu các bạn đọc đến đây thì các bạn sẽ thấy là hành trình tìm việc của mình đều có bóng dáng của những lần căng thẳng, áp lực, lạc lối. Nhưng mình vẫn đang sống tốt và tiến lên đây.


Khi bị những cảm xúc tiêu cực ấy tấn công, mình thường tìm đến một ai đó tâm sự và chia sẻ để cảm thấy thoải mái hơn. Mình nghĩ điều này cũng là cần thiết và dễ hiểu. Đôi khi, chúng ta khó có thể tự mình vượt qua những lo lắng, bất an trong lòng. Hãy chia sẻ và đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần nha, đó cũng chính là cách chúng ta tự giúp mình!"


281 views0 comments
bottom of page