TRƯỢT INTERNSHIP MÙA RỒI, GIỜ PHẢI LẤY LẠI ĐÀ NHƯ THẾ NÀO?
- Career Pass Institute
- May 19
- 5 min read
Trong thời gian gần đây, Career Pass Institute (CPI) nhận được nhiều chia sẻ từ các em du học sinh và phụ huynh về việc đã ứng tuyển internship nhưng không thành công. Nhiều bạn cảm thấy hụt hẫng, lo lắng, thậm chí bị stress vì áp lực tốt nghiệp đang đến gần mà vẫn chưa tìm thấy cơ hội phù hợp.
Tình hình thị trường: Cạnh tranh và đầy biến động
Theo thống kê đầu năm 2025:
Các tập đoàn lớn như UPS, Volkswagen, Meta, Microsoft đều đang cắt giảm nhân sự hoặc tuyển dụng chọn lọc hơn.
Vị trí entry-level ngày càng khốc liệt hơn do cả ứng viên có kinh nghiệm cũng quay lại thị trường.
Theo Handshake, lượng bài đăng giảm 15%, nhưng số đơn ứng tuyển mỗi vị trí tăng 30%.
AI và tự động hóa đang thay đổi nhanh chóng nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ.
Điều này đồng nghĩa với việc: sinh viên quốc tế cần chuẩn bị kỹ càng hơn về kỹ năng chuyên môn, chiến lược tìm việc, và tinh thần chủ động.
Tại CPI, nhiều học viên năm 2–3 đã nhận được phỏng vấn và offer từ các công ty như Morgan Stanley, Adobe, Bank of America nhờ vào:
✅ Kế hoạch hành động rõ ràng
✅ Biết “vá lỗ hổng” trong hồ sơ và kỹ năng
VẬY BÂY GIỜ CẦN LÀM GÌ ĐỂ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ?
✅ GIAI ĐOẠN 1 – TÌM CƠ HỘI ĐÚNG
Các bạn du học sinh nên:
Dành thời gian nghiên cứu kỹ công ty, follow họ trên LinkedIn, đọc Glassdoor để hiểu văn hoá mỗi công ty trước khi ứng tuyển. Điều này sẽ làm tăng cơ hội được chọn cho các bạn trong khi tham gia phỏng vấn.
Ưu tiên các công ty vừa và nhỏ (SMEs) hoặc các startup đang hoạt động ổn định, thân thiện hơn với DHS. Mặc dù không phải tất cả các công ty này đều có khả năng tài trợ visa H-1B, nhưng nhiều công ty vẫn sẵn sàng đầu tư vào nhân tài quốc tế. Việc ứng tuyển vào các công ty này không những đỡ cạnh tranh hơn so với các tập đoàn lớn (đặc biệt là cho các bạn du học sinh năm 1, 2 hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong resume) mà còn có thể giúp các bạn tiếp cận với những công việc/ dự án chuyên ngành hiệu quả.
Không gửi resume đại trà. Dùng công cụ AI để chỉnh hồ sơ phù hợp từng vị trí (ví dụ như poe.com). Lưu ý là đôi khi những lời khuyên của AI cũng chưa hoàn toàn phù hợp, nên các bạn vẫn nên hỏi thêm ý kiến của các anh chị đã có kinh nghiệm trong ngành để xác thực.
💡 Tip: Các bạn có thể comment hoặc tương tác ý nghĩa với 3-5 nhân viên công ty mơ ước trên LinkedIn trước khi apply. Điều này tăng khả năng bạn được chú ý.
✅ GIAI ĐOẠN 2 – LUYỆN PHỎNG VẤN
Khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn chính là điểm yếu phổ biến của nhiều DHS. Các bạn có thể luyện phỏng vấn theo phương pháp STAR (Situation: Tình huống bạn gặp; Task: Nhiệm vụ bạn cần làm; Action: Cách bạn xử lý; Result: Kết quả đạt được).
💡 Tip: Các bạn có thể dùng một số công cụ AI hỗ trợ như Chat GPT Voice Practice để luyện trả lời hay Metaview giúp ghi chú & phân tích lại nội dung phỏng vấn thử, từ đó rút ra bài học. Cũng tương tự như lưu ý với resume, những góp ý của AI cho quá trình phỏng vấn cũng sẽ có những hạn chế nhất định, nên vẫn sẽ cần sự sáng tạo của riêng mỗi bạn, và các bạn cũng đừng ngần ngại hỏi thêm ý kiến khách quan của người đi trước. Và đặc biệt, cần duy trì tự luyện phỏng vấn đều đặn để tạo phản xạ.
Nếu các bạn vẫn băn khoăn không biết mình đang gặp lỗ hổng hay lỗi nào trong quá trình tìm việc dẫn đến chưa được gọi phỏng vấn, CPI đang còn 3 slot giúp các em rà lại resume và process tìm việc xem em đang bị lỗi hoặc cần cải thiện ở đâu (hoàn toàn miễn phí). Bạn nào thật sự cần giúp đỡ có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
✅ GIAI ĐOẠN 3 – HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ “VÁ LỖ HỔNG” KINH NGHIỆM
Trong trường hợp các bạn chưa được gọi đi phỏng vấn hoặc liên tục bị loại, thì vấn đề không còn là "apply thêm", mà là ngồi lại rà soát kỹ xem mình đang thiếu gì. Một số “lỗ hổng” phổ biến bao gồm: Resume chỉ có thành tích học tập, thiếu dự án thực tế hoặc kinh nghiệm làm việc; Chưa biết cách trình bày thành tựu có số liệu, tác động cụ thể trên resume; Kỹ năng chuyên ngành chưa rõ ràng (dù GPA cao); Networking mờ nhạt – chỉ apply online, không tạo được kết nối cá nhân.
💡 Gợi ý hành động:
Hãy chọn 1–2 kỹ năng chuyên ngành còn yếu → Học hoặc thực hành lại thông qua dự án cá nhân
Tham gia hackathon, open-source, freelance, hoặc làm dự án với sinh viên khác để bổ sung kinh nghiệm cho resume và để vững vàng hơn về khả năng áp dụng kiến thức đã học vào một dự án thực tế
Nhờ mentor review lại resume, chọn điểm mạnh để “show” cho đúng và kết nối các trải nghiệm cá nhân thành câu chuyện có ý nghĩa và thuyết phục
Lập bảng theo dõi: ứng tuyển ở đâu, ai mình đã kết nối và network được, mình thiếu gì ở mỗi lần trượt phỏng vấn/ trượt ứng tuyển
🧭 LỜI NHẮN TỚI PHỤ HUYNH: Nếu các con đang mất tinh thần vì trượt đợt vừa rồi, điều đầu tiên là đừng để con thấy thất bại là điểm kết thúc. Thay vào đó, hãy khuyên con: Rà lại kỹ năng còn thiếu; Sắp xếp lại chiến lược apply và quan trọng nhất: Hiểu rằng tìm việc tại Mỹ là một con đường dài, thất bại ở một chặng không có nghĩa là không còn cơ hội. Quan trọng nhất là cần giữ vững tinh thần và học hỏi cải thiện cho kỳ tuyển dụng kế tiếp.
Chương trình hỗ trợ DHS rà lại resume và process tìm việc xem bạn đang bị lỗi hoặc cần cải thiện ở đâu (hoàn toàn miễn phí).
Comments