top of page

Career Library

Writer's pictureCPI Team

Tư vấn Chiến lược - mảnh đất màu mỡ không chỉ có một hướng đi cho sinh viên du học tìm kiếm việc làm

Updated: Sep 7, 2020

Thông tin:

  • Vị trí thực tập: Chuyên viên tư vấn chiến lược, lĩnh vực quản lý nhân sự, Retensa Company, New York

  • Ngành học: Thạc Sỹ ngành Kinh Doanh (Tâm Lý Học Tổ Chức/Công Nghiệp), ĐH New York

  • Học viên CPI khóa mùa thu 2019.





Retensa là công ty chuyên về mảng Tư vấn tuyển dụng (HR Consulting), trụ sở chính đặt tại thành phố New York. Retensa cung cấp dịch vụ các công ty ở hơn 40 quốc gia, với hơn 12 thứ tiếng ra các quyết định tuyển dụng, dựa trên dữ liệu để thu hút, phát triển và duy trì lực lượng lao động hiệu suất cao.


Buổi phỏng vấn nhanh với Bá Thành, tháng 7, 2020:

Đầu tiên, chúc mừng Bá Thành với những “thành tựu” đầu tiên trên con đường sự nghiệp - giành được lời mời thực tập trong khối ngành Tư vấn chiến lược, cụ thể là vị trí Chuyên viên tư vấn chiến lược, lĩnh vực quản lý nhân sự tại công ty của Retensa tại New York, Mỹ ngay sau năm học đầu tiên bước chân tới đất nước nhiều cơ hội nhưng cũng lắm cạnh tranh này.


Nhận được lời mời làm việc ở một công ty lớn ngay giữa bối cảnh Covid-19 diễn ra phức tạp ở Mỹ, hãy cùng CPI khám phá xem bí quyết của chàng sinh viên ĐH New York này là gì.


CPI Team: Được biết bạn đang có kỳ thực tập từ xa, Bá thành có thể chia sẻ cho CPI biết lịch trình làm việc mỗi ngày/ tuần của bạn là như thế nào không? Bạn làm gì cụ thể trong đó?


Bá Thành: Một tuần mình làm việc 5 ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, bắt đầu lúc 9 giờ sáng vào kết thúc lúc 5:30 chiều. Còn công việc hằng ngày của mình thì không cố định. Đối với những dự án nội bộ, mình tổng hợp, làm sạch, mã hóa, và tải dữ liệu lên phần mềm chuyên môn để phân tích. Kết quả từ quá trình phân tích sẽ được phân loại và sử dụng cho các mục đích như tiếp trị, thuyết trình, hay viết báo cáo. Với những dự án với khách hàng và đối tác, mình còn thực hiện các cuộc phỏng vấn thôi việc, thu thập phản hồi và cập nhật lên hệ thống dữ liệu. Ngoài ra, những hoạt động không thường xuyên khác bao gồm giải đáp những thắc mắc của khách hàng về kết quả báo cáo hằng năm, hỗ trợ trên phương diện giao tiếp, trao đổi thông tin với khách hàng, và viết báo hoặc blog để quảng bá dịch vụ và sản phẩm của công ty.


CPI Team: Trong thời gian đang thực tập vừa qua ở Retensa, bạn đã học hỏi được gì về ngành Consulting (Tư vấn chiến lược) cũng như bài học bạn muốn chia sẻ tới những bạn muốn làm việc trong ngành này?


Theo mình biết, Consulting - Tư vấn chiến lược là một ngành đa lĩnh vực, và trong mỗi lĩnh vực lại có thêm nhiều phân nhóm. Điển hình như trong mảng Human Capital Consulting (Tư vấn nguồn lực con người), còn có Training (Đào tạo), Change Management (Quản trị thay đổi), People Analytics (Phân tích con người), vân vân. Các bạn nên tìm hiểu kỹ lĩnh vực cùng với phân nhóm dựa trên nhiều tiêu chí, ví dụ như nguyện vọng cá nhân, tỉ lệ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, chiều hướng phát triển, hay mức độ phù hợp với tình trạng visa hiện thời. Sau khi thu hẹp được phạm vi tìm kiếm, ngoài tư vấn viên, các bạn nên trao đổi với sinh viên cùng ngành, cựu sinh viên, giáo sư, và những nhân viên có kinh nghiệm, đặc biệt là ở các công ty mục tiêu. Từ đó các bạn có thể biết được đâu là những kỹ năng, khóa học, và kinh nghiệm cần sở hữu để hoàn thành tốt công việc các bạn đang nhắm tới. Khi đã trang bị đầy đủ những điều kiện trên để đáp ứng chỉ tiêu mà nhà tuyển dụng đặt ra, các bạn sẽ có thể tự tin rất nhiều hơn khi bước vào vòng ứng tuyển.


CPI Team: Bạn có thể chia sẻ thêm về những điều bạn thích ở công ty mình đang thực tập, có điều gì làm bạn bất ngờ so với tưởng tượng của mình ko? Mối quan hệ xây dựng với các đồng nghiệp như thế nào?


Bá Thành: Retensa không phải là một tập đoàn cỡ lớn, nhờ vậy mà mình có cơ hội tương tác và làm việc trực tiếp với nhân viên từ nhiều bộ phận và cả CEO của công ty. Dù là ở vị trí thực tập sinh, mình đã được giao phó trách nhiệm như một nhân viên chính thức. Mặt tích cực là mình có thể gia tốc quá trình học việc, rèn luyện kỹ năng, và đa dạng hóa kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, chính vì tốc độ bàn giao nhiệm vụ nhanh và khối lượng dự án lớn, áp lực công việc đôi lúc khiến mình cảm thấy có phần choáng ngợp. Mình đã cố gắng chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng vẫn bị bất ngờ bởi nhịp độ công việc dồn dập. Bù lại thì quan hệ giữa mình với các bạn thực tập sinh khác và nhân viên trong công ty đều rất hòa đồng tích cực. Ví dụ như quản lý của mình, khi nghe mình chia sẻ về việc phải phụ trách quá nhiều dự án trong thời gian mới bắt đầu làm việc, thì đã cùng mình tìm hướng giải quyết, sắp xếp ưu tiên, rồi thay đổi hạn nộp để mình có thể hoàn thành các dự án một cách hiệu quả nhất.



CPI Team: Quay ngược dòng thời gian lại, trong quá trình chuẩn bị xin thực tập ngay năm 1 Thạc Sỹ khi vừa bước chân sang Mỹ được vài tháng, để có được offer tại Retensa, khó khăn mà bạn gặp phải là gì? Bạn đã làm gì để vượt qua nó?


Bá Thành: Hai trở ngại lớn nhất đối với mình là việc phải xây dựng một bộ hồ sơ ứng tuyển chất lượng với vốn kinh nghiệm thực tập/làm việc trong môi trường doanh nghiệp thực sự hạn chế vì mình mới từ Việt Nam qua. Đồng thời kỹ năng tạo lập những mối quan hệ tích cực trong lĩnh vực cố vấn nhân sự để học hỏi cũng như tiếp cận với các cơ hội thực tập là kỹ năng mình chưa hề có nhiều.


Với Khó khăn thứ nhất, mình tận dụng các dự án và hoạt động ngoại khóa của mình, vốn đều liên quan đến tính chất công việc của vị trí thực tập mình hướng tới. Đặc biệt là sau khóa huấn luyện “Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân” của CPI và sự hướng dẫn trực tiếp từ các anh chị chuyên gia, mình đã có thể kết nối những chất liệu có sẵn để tạo thành “một câu chuyện ấn tượng và có tính thuyết phục cao , nhằm lý giải về định hướng nghề nghiệp của mình. Để từ đó, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nắm bắt được đáp án cho hai câu hỏi của họ: Vì sao mình lại nộp đơn cho công việc này? Và mình có thể mang lại giá trị gì cho tổ chức ở vị trí đó?


Đối mặt với khó khăn thứ hai, trước hết mình phải vượt qua rào cản tâm lý. Với bản chất hướng nội và ngại giao tiếp, mình thường khá thụ động trong những mối quan hệ xã hội. Chỉ sau khi được phổ biến bởi CPI về tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp (Professional networking), mình nhận ra bản thân phải cố gắng bước khỏi ‘vùng an toàn’ để thực hiện được mục đích đã đề ra. Điều may mắn là mình đã không phải đối diện với những thử thách trên một mình, sự đồng hành của CPI đã góp phần không hề nhỏ trong việc thúc đẩy mình bước tiếp trong chặng đường khó khăn vừa qua.


CPI Team: Bạn từng chia sẻ là trước kia bạn không thoải mái thậm chí là sợ tiếp cận người lạ, nhưng sau khi được CPI team dẫn dắt thì đã tạo được những mối quan hệ “authentic” (thật) cả trong môi trường học thuật chuyên nghiệp và cuộc sống cá nhân. Điều gì đã tạo ra thay đổi như vậy?


Bá Thành: Ngoài khóa huấn luyện về networking như mình đã chia sẻ ở trên, cách CPI Team không ngừng (1) truyền cảm hứng, (2) lên kế hoạch, (3) điều chỉnh chiến lược, và (4) giới thiệu cơ hội kết nối mới đã tác động mạnh mẽ đến lối tư duy của mình. Việc cho phép những khuyết điểm mình có thể cải thiện ngăn bản thân trưởng thành là điều vô cùng đáng nuối tiếc. Những ‘cú hích đẩy’ đủ lực chiến lược và đều đặn đó đã tạo động lực cho mình thử thách những điều nằm ngoài “vùng an toàn”, thậm chí lạ lẫm và nhận ra tiềm năng của chính mình trong thời gian ngắn nhất.


CPI Team: Bạn đã dùng 3 từ “chân thật-quý báu-trường tồn” để miêu tả mối quan hệ mentor-mentee của mình trong Khảo sát Đánh giá Chất lượng giảng dạy của Học viện Hướng nghiệp quốc tế CPI. Bạn có thể giải thích rõ hơn tại sao?


Bá Thành: “Chân thành” là vì mình cảm thấy sự tư vấn, dẫn dắt, vận động, và khích lệ mà mình nhận được từ anh Tony Dương xuất phát từ mối quan tâm sâu sắc đến từng bước phát triển và thành công của mình. “Quý báu”, hay có thể nói là vô giá, vì một khóa đào tạo hoặc chương trình huấn luyện thì có thể quy đổi về giá trị vật chất, còn một mối quan hệ vừa chuyên nghiệp lại vừa gắn kết và gần gũi thì không. Cuối cùng là “trường tồn”, vì cho dù sau khi mình có được vị trí thực tập hay công việc toàn thời gian, và mối quan hệ mentor-mentee không còn áp dụng nữa, thì mình vẫn sẽ xem anh Tony như một người anh mà mình luôn nể trọng. Tâm huyết mà anh Tony đầu tư vào sự trưởng thành và tiến bộ của từng học viên CPI luôn vượt ngoài kỳ vọng của mình. Anh Tony không chỉ đơn giản là người luôn sẵn sàng nâng đỡ những lúc mình cần, mà còn là người chủ động nâng đỡ mình ngay cả khi mình còn chưa biết bản thân cần đến sự hỗ trợ ấy, vì anh Tony thực tâm muốn mình thành công.


CPI Team: Cảm ơn bạn vì đã sẵn sàng chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình thú vị này.


----------------------------

🔔 Apply học bổng & chương trình CPI 2020: http://bit.ly/cpi-dangky2020.

👉Đăng ký tham gia Hội Thảo “Học và Hành trong bối cảnh “Bình thường mới” ở Hoa Kỳ” tại: https://bit.ly/CPI-event-2020-Covid19.

👉Nhấn tham gia sự kiện ngay để được cập nhật thông tin tại: https://www.facebook.com/events/576890836271038/

--------------

🔔Mọi thắc mắc về chương trình huấn luyện của CPI, vui lòng liên hệ:

📌Hotline: 0933057005

📌Email: contact@careerpassinstitute.com













a

417 views0 comments

Comments


bottom of page