top of page

Career Library

CÁCH THAM DỰ CÁC SỰ KIỆN TUYỂN DỤNG (CAREER FAIR VÀ CAREER CONFERENCE)TẠI MỸ HIỆU QUẢ

Một trong những vấn đề/sai lầm lớn nhất mà du học sinh VN tại Mỹ hay gặp phải đó là các bạn thường đợi đến cuối năm 3 và đầu năm 4 mới bắt đầu tìm việc thì đã là quá muộn. Để chuẩn bị tối ưu nhất thì các bạn cần phải bắt đầu từ năm 1 và năm 2 để hiểu được quy trình tuyển dụng của các công ty như thế nào, mình đang thiếu những kỹ năng gì theo như yêu cầu của nhà tuyển dụng và từ bây giờ cho đến đầu năm thứ 3 - thời điểm vàng để apply internship tại những tập đoàn hàng đầu (những nơi có bảo lãnh visa H1B và thẻ xanh) mình cần chuẩn bị những gì cho hiệu quả nhất.



Bên cạnh đó, ở Mỹ có một “đặc sản” rất ít du học sinh Việt còn ít biết là hay có các sự kiện diversity career conferences (các sự kiện nghề nghiệp cho nhóm người thiểu số trong các nhóm ngành) như Women in Tech, Asian in Business, LGBT in Finance... Nếu các bạn biết tận dụng việc mở rộng mối quan hệ (networking) ở các sự kiện này thì cơ hội tìm việc sẽ cao hơn so với sự cạnh tranh cực kì khốc liệt của các cơ hội tuyển dụng trực tiếp tại trường vì các nhà tuyển dụng luôn có những suất “ưu tiên” trong các sự kiện này và họ có thể ra quyết định rất nhanh chóng. Nhiều học sinh của Career Pass Institute đã thành công giành được 4-5 job offers từ những sự kiện này.


Abraham Lincoln từng nói: "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Đó chính là tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước khi tham gia các Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp (Career Fair và Career Conference). Tại sao khi tham gia những sự kiện này các bạn cần có kế hoạch từ trước? Bởi vì khi bước chân vào một Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp, cảm giác chung của các bạn là sẽ rất choáng ngợp: có quá nhiều thông tin, gặp quá nhiều người, môi trường quá ồn ào náo động… trong tình huống này nếu không có kế hoạch hành động từ trước thì bạn rất dễ bị cuốn theo nhịp hối hả của sự kiện. Kết quả là các du học sinh Việt Nam thường đến rồi… về. Như vậy rất thời gian và tiền bạc (hãy nhớ rằng chi phí để tham dự một Career Conference thường cũng có thể không hề rẻ đối với sinh viên).


Các bạn cần nhớ một điều: Khi đến tham gia Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp, ngoài việc học hỏi những thông tin mới, thì mục đích chính của bạn là tìm kiếm cơ hội việc làm/internship trong tương lai. Với mục tiêu như vậy, mình sẽ phải làm rất nhiều việc. Trong bài viết này, CPI sẽ chia quá trình này thành 3 bước chính để giúp bạn chuẩn bị hệ thống nhất có thể. Ba bước này lần lượt là:


  1. Tìm ra những công ty mà mình ưu tiên và người đại diện của những công ty này. Trong bài viết này Linh sẽ lấy giả sử là một bạn đang nhắm vào 30 công ty trong một sự kiện Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp.

  2. Tìm hiểu về những người đại diện của công ty và tiếp cận/thiết lập một buổi gặp trong Career Conference/Career Fair hoặc ở một nơi nào đó khác (information interview).

  3. Trực tiếp gặp và trao đổi với những người này tại Career Fair và Conference Fair.


Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hai bước đầu để giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến dự Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp. Còn bước tham gia thứ 3 và bước follow-up phía sau sẽ cần nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên ngành hơn sẽ được phân tích chi tiết trong một bài viết chuyên sâu khác.


Bước 1: Tạo danh sách Top 30 công ty ưu tiên


Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi tham dự các Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp là kiểm tra cổng công tin của Hội chợ/Hội thảo nghề nghiệp để xác định danh sách những công ty có vị trí tuyển dụng phù hợp với bạn. Có một điều cần lưu ý ở đây là hãy đảm bảo bạn đã sắp xếp danh sách này theo thứ tự ưu tiên dựa trên năng lực hiện tại. Chẳng hạn nếu hồ sơ của bạn chưa mạnh hoặc nếu bạn chưa có đủ kỹ năng nghề cần thiết, những công ty nổi tiếng nhất có thể không phải lựa chọn tốt nhất.





Khi chúng ta nghiên cứu tìm kiếm những công ty mình tập trung, chúng ta sẽ cần có những yếu tố đánh giá nhất định: Một là cân nhắc năng lực/khả năng của bản thân (ví dụ những sinh viên năm 1, năm 2 chưa tự tin với kỹ năng chuyên ngành thì có thể ưu tiên chọn những công ty vừa và nhỏ hơn là những công ty lớn), Hai là công ty có sponsor visa cho sinh viên nước ngoài hay không (bạn có thể lên website từng công ty để tìm hiểu xem các vị trí họ tuyển dụng sponsorship visa cho người nước ngoài thế nào, hoặc tìm hiểu trên trang H1B Employer Data, My Visa Jobs), Ba là trong những công ty đáp ứng được nhu cầu của bạn, có công ty nào bạn đặc biệt yêu thích hoặc từng có trải nghiệm liên quan rồi không (việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra một cuộc trò chuyện thú vị hơn với đại diện công ty đó chẳng hạn).


Song song với việc “điều tra" công ty, bạn cũng cần tìm danh sách chuyên gia sẽ đại diện cho những công ty này. Thường trong phần giới thiệu sẽ có thông tin về những người đại diện công ty tham dự Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp. Hãy chọn người phù hợp nhất để kết nối với họ. Bạn cần biết biết họ là ai và nghiên cứu profile của họ trước để sẵn sàng nếu có cơ hội kết nối trong sự kiện. Lý tưởng nhất là bạn có thể gặp offline, nhưng nếu không chúng ta có thể vẫn kết nối online (trên Linkedin, Facebook…) với họ.


Bước 2: Tiếp cận những chuyên gia đại diện từ Top 30 công ty này (online hoặc offline)


Bạn có thể tiếp cận với đại diện công ty ngay trên platform của sự kiện (nếu là sự kiện online) hoặc tại booth của công ty (sự kiện offline). Bạn cũng nên tìm cách kết nối với các đại diện này trước/ sau sự kiện, qua các nền tảng social - như Linkedin.


Đầu tiên bạn cần ưu tiên tham gia những session có đại diện đến từ top 30 công ty mà bạn đang nhắm tới (theo thứ tự từ cao xuống thấp). Sau đó bạn cũng có thể thu xếp tham dự những chủ đề khác nếu hứng thú. Khi tham dự những session này, hãy chuẩn bị trước câu hỏi để đặt ra cho diễn giả. Đây có thể trở thành touch point giúp các anh chị chuyên gia nhớ đến mình hơn. Hoặc nếu Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp có phần Mentoring hoặc có danh sách đại diện công ty bạn cũng có thể tìm hiểu và tiếp cận những người này trên các chuyên trang đó.


Nếu bạn muốn kết nối với một người bạn chưa từng gặp trước đó, hãy lưu ý một số lưu ý như sau:

  • Giới thiệu chung về bạn và mong muốn kết nối với người này. Sau khi họ reply, bạn có thể gửi thêm một tin nhắn follow-up dành riêng cho họ. Với những người bạn muốn gây ấn tượng ngay từ tin nhắn đầu tiên, bạn có thể cá nhân hóa ngay từ tin nhắn giới thiệu đầu tiên.

  • Nhưng làm sao để bạn cá nhân hoá một tin nhắn? Hãy đọc profile của người bạn muốn tiếp cận để xem có điểm chung nào giữa hai người không (ví dụ cùng trường), có điểm nào đặc biệt nổi bật không (công việc/dự án người này làm có liên hệ đến các dự án bạn đã/đang/sẽ làm tại trường hoặc trong các kỳ internship). Hãy đề cập đến những điểm chung này trong tin nhắn, cuối cùng kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động: khéo léo hỏi xem anh chị có open cho 20p call/ hoặc a quick coffee chat hay không. Cơ hội nói chuyện bằng lời nói thường dễ dàng để tạo sự kết nối hơn là tin nhắn thông thường.


Trong những bước trên, có một số lỗi mà đa số các bạn sẽ hay mắc phải là:


1. Các bạn tham gia sự kiện mà không nghiên cứu đầy đủ, không tập trung vào đối tượng mục tiên nên lúc đến sự kiện bạn chỉ “cưỡi ngựa xem hoa", kết quả là bạn cảm thấy sự kiện không hiệu quả như mình mong đợi.


=> Cách giải quyết: bạn nên có một file riêng để theo dõi các thông tin mình cần research và những ưu tiên khi tham dự sự kiện. Chẳng hạn trước khi tham dự session có một chuyên gia bạn muốn kết nối làm speaker, bạn sẽ cần xem lại những thông tin mình đã research được về chuyên gia này và đây là ưu tiên xếp thứ bao nhiêu trong danh sách của bạn.


2. Các bạn không tự tin trong quá trình nói chuyện với nhà tuyển dụng hoặc đại diện công ty vì suy nghĩ rằng mình còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm…


=> Cách giải quyết: Bạn hãy coi cuộc trò chuyện kết nối diễn ra trong Hội chợ hoặc Hội thảo nghề nghiệp là một dạng information interview - trong đó hai bên đều có thêm thông tin về trải nghiệm của nhau trong công việc hoặc những chuyện thú vị xoay quanh sản phẩm của doanh nghiệp. Nó là một cuộc đối thoại hai chiều, trong đó cả hai bên đều đang mong muốn hiểu hơn từ đối phương. Trong cuộc trò chuyện này, bạn sẽ được thực hành cả elevator pitch (bài giới thiệu cá nhân), và có thể cả những câu hỏi phỏng vấn kinh điển (Tell me about yourself/ Tell me about your project…). Nên hãy chuẩn bị sẵn sàng nhé.


Có lẽ phần lớn những kiến thức trên đây là những bước chuẩn bị khá xa lạ đối với đa số các bạn sinh viên. Nhưng CPI luôn nói với học viên của mình: “Thành công chỉ tới với những người sẵn sàng đón nhận". Hãy cố gắng trở thành người sẵn sàng. Các bạn còn rất trẻ, đồng nghĩa với việc còn vô số cơ hội để học tập và cải thiện bản thân!


Chúc các bạn thành công.




109 views0 comments
bottom of page