top of page

Career Library

CPI tại Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất

Updated: Dec 3, 2018

Cô Phạm Mai Phương Linh - đại diện Nhóm nghiên cứu - Học viện hướng nghiệp Career Pass Institute (CPI) tham gia tham vấn và “hiến kế cho nước nhà” tại “Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất”, với chủ đề: Phát huy sức mạnh trí thức trẻ Việt kỷ nguyên 4.0., hiện đang diễn ra tại Tp Đà Nẵng. 


Cùng với sự tham gia của 6 nhóm tham vấn khác và 200 trí thức trẻ, hiện đang nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài, được chọn lọc để đưa ra các đề án nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, và giải pháp cho Việt Nam trong tiến trình tham gia vào sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ công nghiệp 4.0, đề án mà học viện CPI đưa ra có liên quan trực tiếp tới “nguồn nhân lực trẻ” - các học sinh, sinh viên trước ngưỡng cửa chuẩn bị gia nhập thị trường lao động 4.0. Đây là vấn đề lớn và cấp thiết, mang tính toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam, khi mà sự thay đổi không ngừng về kỹ năng và môi trường làm việc của 10 - 20 năm tới vừa là làn sóng cơ hội, vừa là bức tường thách thức, nếu như Hệ thống giáo dục Đại học và Dạy nghề tại bất kỳ quốc gia nào không bắt kịp xu hướng để có những cập nhật cần thiết. 


Theo tổng kết nghiên cứu của CPI, hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ, Anh, Singapore và Australia đã và đang có những bước thay đổi rõ rệt, kết nối chương trình học với các chương trình đào tạo kỹ năng định hướng, tìm kiếm và quản trị nghề nghiệp, tiếp xúc với kiến thức thực tiễn trong môi trường làm việc tại các tập đoàn, bắt đầu từ những năm cấp 3, chứ không chờ đến khi vào đại học mới bắt đầu tìm hiểu. Các nước này dù chưa đồng nhất phương pháp giảng dậy trong cả hệ thống giáo dục, nhưng các nghiên cứu đều cho thấy có một LỖ HỔNG LỚN giữa đào tạo đại học và khả năng đáp ứng như cầu của thị trường việc làm 4.0 hiện nay. Chính vì vậy, trong suốt qúa trình học đại học, ngoài học kỹ năng chuyên ngành, việc phát triển (1) kỹ năng mềm, (2) kỹ năng giải quyết vấn đề, (3) suy nghĩ logic, (4) kỹ năng giao tiếp xã hội và thiết lập mối quan hệ trong ngành, thông qua các chương trình thực tập trong ngành - được lựa chọn đang là CON ĐƯỜNG ĐÚNG VÀ NGẮN NHẤT để các em sinh viên có khả năng tìm kiếm được việc làm toàn giờ, phù hợp với trình độ và đam mê ngay sau khi tốt nghiệp đại học. 


Thống kê trên 40,000 thanh niên trong độ tuổi tiếp cận thị trường việc làm, một nghiên cứu mới nhất của Foundations of Young Australians năm 2018 chỉ ra rằng: Việc xây dựng thành thục kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, kinh nghiệm thực tập thuần thục trong lĩnh vực liên quan có thể đẩy nhanh quá trình xin việc và đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng lên đến 12-17 tháng trước khi ra trường. 


Đối với quốc gia như Việt Nam, làn sóng công nghệ 4.0 dù đang du nhập mạnh mẽ từ nhiều phía, nhưng chưa hẳn có định hướng chiến lược về xây dựng hệ thống trong các lĩnh vực: Công nghệ sáng tạo, đưa công nghệ thông tin vào các ngành công nghiệp, làm mạnh nền tảng công nghiệp và tập trung “nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghiệp” (industrial research & development), như các nước TOP đang dẫn đầu về trong làn sóng công nghệ 4.0 như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, v.v. Vì vậy việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - đẳng cấp quốc tế là một trong những giải pháp thiết thực, gần gũi, cấp thiết mà có thể đáp ứng ngay được nhu cầu tuyển dụng khi các tập đoàn quốc tế tại Việt Nam, Đông Nam Á hay thâm chí bất kỳ nơi nào trên thế giới đang cập nhật và tìm kiếm nhân tài. Khi đã bắt kịp với trình độ làm việc quốc tế, chắc chắn thế hệ tri thức trẻ và nguồn nhân lực hùng hậu sẽ là tài sản quý giá & bước chuẩn bị thiết yếu cho những cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo tại Việt Nam và toàn cầu. 


CPI hy vọng, với kinh nghiệm đào tạo, định hướng và quản trị nghề nghiệp tại Hoa Kỳ cũng như kiến thức nghiên cứu về sự vận hành và tầm quan trọng của nguồn nhân lực tại các nước phát triển trên thế giới, chúng tôi không chỉ có khả năng định hướng nghề nghiệp thành công cho số ít một vài chục em sinh viên Việt Nam, mà còn mong muốn được kết hợp với Chính phủ Việt Nam, Bộ giáo dục đào tạo, các Ban ngành quan tâm và các tổ chức, cá nhân có đam mê và tâm huyết tạo nên cuộc cách mạng về Nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam - để không chỉ đón đầu làn sóng công nghệ 4.0, mà còn sẵn sàng đáp ứng được những làn sóng đổi mới khác của thị trường và nền kinh tế trong nước và thế giới sau đó nữa.  ___________________

Dưới đây là một vài hình ảnh được gửi về từ Đà Nẵng buổi thuyết trình của Nhóm nghiên cứu CPI - “Giáo dục STEM để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động”.  Đề xuất đưa ra: Giải pháp “kiềng 3 chân” trong đào tạo nhân lực 4.0  Khởi đầu sớm trong các bước TIỆM CẬN với thị trường việc làm đẳng cấp quốc tế:  1. Kỹ năng chuyên ngành 2. Kỹ năng mềm và quản trị nghề nghiệp  3. Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ trong ngành 

***Sự kiện trên các kênh truyền thông: 



44 views0 comments
bottom of page