Đằng sau mỗi lời mời thực tập tại Mỹ luôn là những du học sinh đã trải qua rất nhiều ngày đêm rèn luyện và thử thách, khó khăn. Trong đó, chắc chắn phải kể đến những lần bị nhà tuyển dụng từ chối. Nhiều bạn du học sinh sẽ coi đây là dấu chấm hết cho con đường sự nghiệp tại Mỹ, song thực tế những lời từ chối hoàn toàn có thể là đòn bẩy giúp các bạn “bật nảy” đến công việc phù hợp khác nếu biết cách đối diện và vượt qua nó.
Dưới đây là một số phương pháp thực tiễn, giúp du học sinh đối mặt với những lời từ chối từ nhà tuyển dụng:
1. Hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất bị từ chối
Trong giai đoạn nền kinh tế Mỹ biến động do lạm phát, bệnh dịch… số lượng ứng viên bị nhà tuyển dụng từ chối không hề nhỏ. Thị trường lao động Mỹ vốn đã căng thẳng giờ còn cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bối cảnh đang bất lợi cho hàng chục ngàn ứng viên khác và bạn không hề cô đơn. Có thể công việc này chưa có duyên với bạn và chỉ cần tập trung thêm chút nữa là bạn đã tìm được cơ hội phù hợp với mình. Dù có đi chậm nhưng bạn không nên ngừng bước tiếp.
2. Liên tục cập nhật hồ sơ sau mỗi lần ứng tuyển
Khi nhận về quá nhiều lời từ chối ngay từ vòng đầu tiên, bạn hãy dành thời gian xem lại xem hồ sơ của mình có gặp vấn đề gì hay không. Hãy nhờ bạn bè có kinh nghiệm ứng tuyển và các mentor góp ý cho bạn về resume, LinkedIn, chiến lược networking… và hoàn thiện hồ sơ. Đây chính là những điểm chạm giúp nhà tuyển dụng hiểu và có đánh giá ban đầu về bạn, vậy nên hãy thật chỉn chu và chuyên nghiệp ngay từ bước này.
Hiện CPI đang mở 5 suất MIỄN PHÍ tham gia phân tích & sửa hồ sơ xin việc (review resume) (trị giá $150). Đăng ký tham gia tại đây: http://m.me/careerpassinstituteusa
Nếu bạn bị từ chối sau khi tham gia phỏng vấn, hãy xem xét đến cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Bạn có chuẩn bị và tập dượt trước ở nhà không? Bạn có gây ấn tượng với họ qua những câu hỏi đầu tiên không? Câu trả lời có thể hiện hết tiềm năng của bạn hay không? Sau đó, bạn nên luyện tập nghiêm túc trước mỗi buổi phỏng vấn, nếu không muốn tuột mất cơ hội quý báu này.
3. Mở rộng cách tư duy về sự phát triển
Chuyện bạn bị từ chối có nghĩa là hồ sơ của bạn và mô tả công việc (job description) của vị trí này chưa phù hợp, nhà tuyển dụng vì vậy không chọn bạn giữa nhiều ứng viên khác. Điều ấy không có nghĩa không có công việc nào dành cho bạn. Hành trình xây dựng sự nghiệp của bạn chỉ mới bắt đầu. Thay vì nghĩ mình thất bại và bỏ cuộc, hãy dành thời gian xác định vấn đề và giải quyết nó.
Để không đi vào vết xe đổ, bạn có thể gửi email đến nhà tuyển dụng xin feedback (góp ý) để hiểu lý do mình không được chọn. Đây sẽ là những mảnh ghép giúp bạn hoàn thiện bản thân và tự tin ứng tuyển những vị trí mới trong tương lai.
4. Linh hoạt điều chỉnh mức kỳ vọng
Tại một thị trường có sức cạnh tranh cao như Mỹ, việc tìm được cơ hội thực tập không hề dễ dàng. Nhất là trong giai đoạn thị trường biến động, các doanh nghiệp sẽ thắt chặt chính sách tuyển dụng để hạn chế chi phí cho doanh nghiệp. Vậy nên thời gian tìm việc có thể sẽ gấp đôi, gấp ba thời gian khi thị trường bình ổn. Nếu bị từ chối trong tình huống này, bạn cần tập trung vào mục tiêu dài hạn của mình, điều chỉnh kỳ vọng và mở rộng tập công ty ứng tuyển. Ví dụ: thay vì chỉ ứng tuyển vào top 5 công ty hàng đầu nước Mỹ về mảng công nghệ, bạn nên nghiên cứu thêm cơ hội ở các công ty đứng hàng 10, 20 trong top Fortune 500. Dù xếp hạng thấp hơn một chút những các công ty này vẫn có những công việc tốt, giúp bạn có thêm trải nghiệm trong khi đợi thị trường ổn định hơn.
Comments